Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Nhật Anh
Xem chi tiết
︵✰Ah
10 tháng 1 2022 lúc 7:34

Tham Khảo
 

Hôm vừa rồi tôi gặp lại bác Ba, đồng đội của ba tôi. Bác trao lại cho tôi kỷ vật là chiếc lược ngà như lời hứa trước lúc ba đi. Chiến tranh ác liệt khiến ba tôi không thể trở về lần nữa, tôi lại nhớ về kỉ niệm ngày trước khi được gặp ba. Tự trách mình sao lại hững hờ và vô tâm với ông như vậy.

Từ nhỏ tôi đã không biết mặt ba, chưa một lần gặp. Tôi chỉ nhìn bức ảnh ba chụp chung với mẹ để hình dung ra ông. Một hôm, mẹ nói ba được nghỉ phép về thăm nhà, tôi mừng lắm. Vào một hôm đang chơi trước sân nhà, người đàn ông vội vàng chạy tới trước mặt tôi lại vô cùng xa lạ. Ông ta gọi tôi: "Thu! Con". Khi ông ta khom người định ôm lấy tôi thì tôi vô cùng lo sợ, người đàn ông này có vết thẹo trên mặt. Tôi quá sợ hãi, chạy vào nhà gọi má.

Trong thâm tâm của tôi lúc đó, ông là một người xa lạ, không hề giống trong ảnh chụp với má, còn có vết sẹo dài nữa. Những ngày ba ở nhà tôi đã đối xử thậm tệ, nhất quyết ngăn cản không cho ông ngủ cùng với má con tôi. Tôi còn không làm theo lệnh của mẹ rằng cần trông nồi cơm, nếu không làm được thì hãy nhờ ba giúp. Hơn nữa tôi còn hay gọi trống không khi mời ba vào ăn cơm. Tôi nhất định không chịu gọi tiếng ba với một người xa lạ. Ông gắp đồ ăn cho tôi nhưng tôi không thích nên đã hất đi và thế là ông đánh tôi. Tức quá tôi chạy sang bà ngoại, vừa khóc vừa kể lại.

 

Đêm hôm đó bà ngoại mới giải thích cho tôi vết thẹo trên mặt của ba, bà còn kể với tôi do kẻ thù đã khiến khuôn mặt của ba tôi biến dạng, khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh phân ly. Tôi chợt cảm thấy có lỗi với ba, quay trở về nhà nhưng không đủ can đảm để gọi. Đến khi nhận ra rằng ông sắp quay trở lại chiến trường, tôi chợt òa khóc và cất tiếng gọi. Tôi khóc, nũng nịu trong lòng ba, không cho ba đi nhưng nhiệm vụ ở chiến trường không thể ở lại. Ba hứa ngày về sẽ tặng cho tôi một chiếc lược ngà.

Ngày hôm nay cầm món quà của ba tặng tôi cảm thấy rất nhớ ông ấy, cảm thấy có lỗi vì những suy nghĩ non nớt trẻ thơ làm ba buồn. Dù ba đã không còn nhưng tình cảm thiêng liêng của ông dành cho tôi tất cả đã gói ghém trong món quà: chiếc lược ngà.

Bình luận (1)
minh nguyet
10 tháng 1 2022 lúc 7:34

Em tham khaỏ:

 

Tôi là Thu, sinh ra và lớn ở vùng sông nước Nam Bộ. Vào những kháng chiến chống Mỹ ác liệt, cả Miền Nam cùng sống và chiến đấu rất anh hùng. Tôi làm công tác giao liên, chuyên đưa đón cán bộ về nơi tập kết an toàn. Vào một ngày làm công tác giao liên, tôi tình cờ gặp lại Bác Ba, một người đồng đội của Ba tôi. Chưa kịp hỏi han tin tức về Ba, Tôi đã nhận được chiếc lược ngà, món quà ba đã tự tay làm cho Tôi. Nhìn chiếc lược, lòng tôi bồi hồi cảm xúc về Ba, người mà tôi ngày đêm mong nhớ. Hình ảnh về lần gặp ba nhiều năm về trước chợt hiện về trong kí ức của tôi.

 

Cũng giống như bao đứa trẻ thời chiến lúc bấy giờ, chúng tôi lớn lên với mẹ. Đàn ông bây giờ đều trực tiếp tham gia chiến đấu, đánh trả quân đội Mỹ xâm lược. Khi tôi được 1 tuổi, ba tôi theo mệnh lệnh của Tổ Quốc lên đường chiến đấu. Tôi hầu như không có bất cứ hình ảnh hay hoài niệm nào về Ba.

Thế nhưng mẹ tôi vẫn ngày đêm kể cho tôi về ba, người đàn ông mà mẹ và rất nhiều người xung quanh tự hào. Ba tôi là một người anh hùng, một chiến sĩ dũng cảm nơi đầu trận tuyến. Trong trí óc non nớt của mình, tôi đã vẽ ra hình ảnh của ba là người rất đẹp, khuôn mặt ba hiền lành, ba luôn nở nụ cười ấm áp với tôi.

Năm tháng cứ thế trôi đi, hình ảnh và nỗi nhớ ba cứ lớn dần lên trong tôi. Vào một ngày đang chơi ngoài sân, tôi chợt bị một tiếng kêu làm chú ý:

- Thu, con!

Tôi quanh lưng lại, thấy một người đàn ông da đen, rắn rỏi, nhưng khuôn mặt lại có một vết sẹo dài đỏ rất lớn. Tôi hoảng sợ, chạy lại ôm mẹ, không dám nhìn. Trong đầu tôi lúc này hiện lên nhiều câu hỏi: “Đây là ai? Sao lại gọi mình là con? Ba của mình đây sao? Không phải? Khuôn mặt ba đâu như vậy? Ba không giống như mình nghĩ? Nhất định đây không phải là ba?”

Điều làm tôi bất ngờ là má tôi lại ôm chầm người đàn ông này và tỏ ra vô cùng thân thiết. Ông ta ở lại nhà tôi vài ngày, ông đều tìm cách làm thân với tôi nhưng tôi đều đẩy ông ra. Tôi không gọi ông ta là Ba, chỉ nói trổng:

- Vào ăn cơm

- Cơm chín rồi

Dù bị Má dọa đánh nhiều lần, hay người đàn ông đó có lại gần hay làm thân với tôi thế nào, tôi cũng không gọi tiếng Ba. Đối với tôi lúc này, đây là người đàn ông hoàn toàn xa lạ, không phải là Ba như tôi đã tưởng tượng ra bấy lâu nay.

 

Bữa ăn hôm đó, Ông ta gắp cho tôi một miếng trứng cá to vàng cho vào chén của tôi. Sẵn dịp không thích, tôi dùng chiếc của cả xoi vào chén, rồi bất thần hất trái trứng ra, văng tung tóe cả cơm ra ngoài. Có lẽ lúc này cơn nóng giận nhiều ngày đã lên tới đỉnh điểm, ông ta đã đánh vào mông tôi và hét lên:

- Sao mày cứng đầu quá vậy hả?

Bị đánh đau là thế, nhưng tôi không hề khóc lóc hay đạp đổ cả mâm cơm cho bõ tức. Tôi gắp miếng cá cho vào chén, đứng dậy rồi bước ra khỏi mâm cơm. Tôi xuống xuồng, mở lòi tói, khua rổn rảng, khua thật to, rồi bơi sang sông. Tôi sang nhà bà ngoại ở vì tôi không muốn nhìn thấy ông ta.

Trong bụng tôi nghĩ, chỉ hết đêm nay ông ta sẽ không còn ở đây nữa, tôi sẽ không phải nhìn thấy ông ta nữa. Đêm nằm bên ngoại, tôi nghe ngoại hỏi tại sao lại xa cách cha đến vậy. Tôi nói là vì vết sẹo đỏ trên mặt, ba tôi không có vết sẹo đó, còn người đàn ông này lại có. Tôi sợ vết sẹo đó, vì thế tôi nghĩ đó không phải là ba của tôi.

Nhưng khi nghe câu trả lời của ngoại, lòng tôi lại thấy ân hận vô cùng. Ngoài bảo ba tôi là anh hùng, vết sẹo đó là do đánh nhau với tụi giặc mà có. Tụi giặc độc ác, cướp phá, giết hại đồng bào ta. Ba tôi đã anh hùng chiến đấu với tụi nó, nên mới có vết sẹo vậy.

Trời ơi, vì vết sẹo đó mà tôi không nhận ba, xa lánh và hắt hủi ba mấy ngày nay. Tôi thấy ân hận quá, nghĩ lại những việc mình đã làm, tôi thấy có lỗi với ba quá. Ba đã mong nhớ tôi đến chừng nào, vậy mà tôi đã xa cách ba, làm cho ba phải giận, phải buồn lòng. Tôi còn chưa kịp gọi tiếng Ba cơ mà.

Sáng hôm sau khi cùng ngoại về nhà, tôi thấy mọi người đã đứng kín ngoài sân. Mọi người đến chào và động viên ba lên đường chiến đấu. Má thì lo sắp xếp đồ vào chiếc ba lô nhỏ của ba. Tôi hết đứng ở góc này. rồi dựa lưng vào góc khác. Tôi muốn lại gần ba, nhưng cứ bị điều gì đó cản lại.

Đến khi nhìn ba mang ba lô trên vai, nhìn tôi khẽ nói “Thôi ba đi nghe con” thì mọi thứ trong tôi chợt vỡ òa.

- Ba!

Tiếng ba Tôi đã dồn nén suốt bao lâu, giờ bật tung ra thành tiếng rõ ràng. Tiếng Ba như chất chứa sự nhớ mong, ân hận và nuối tiếc vì những gì đã làm cho ba mấy ngày qua. Tôi chạy thật nhanh tới, ôm ba và òa khóc.

 

Người ba mà tôi suốt 8 năm trời mong nhớ đã bị tôi ghẻ lạnh, giờ lại một lần nữa đi xa không biết khi nào gặp lại. Tiếng ba mà không biết khi nào tôi mới được gọi lần nữa.

Tôi ôm Ba, hôn lên mặt Ba, cả trên vết sẹo đỏ làm tôi thấy sợ hãi và xa cách ba mấy hôm nay. Tôi giữ chặt, không muốn cho ba đi. Tôi muốn giữ Ba lại bên mình mãi, không cho ba rời xa tôi thêm phút giây nào nữa.

Nhưng vì nhiệm vụ, ba vẫn phải lên đường. Trước khi đi, tôi mong muốn ba sẽ làm cho tôi một chiếc lược để chải tóc. Từng ấy năm sau đó, tôi và má sống trong sự chờ đợi và nhớ mong ba da diết. Ngày hôm nay, khi nhận lại kỉ vật của ba trên tay Bác Ba, chiếc lược ngà mà ba tỉ mỉ làm và khắc lên dòng chữ “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.

Lòng tôi lại một lần nữa quặn thắt, nước mắt rơi liên hồi. Vậy là tôi đã không có cơ hội được gặp lại cha lần nữa, cha tôi đã anh dũng hy sinh. Nhưng đến phút cuối cùng, ba vẫn ôm ấp và gửi gắm kỷ vật để đồng đội ba trao lại cho tôi. Tôi càng thêm thương nhớ ba.

Bây giờ tôi đã trở thành một giao liên, phục vụ cho công tác của cách mạng. Nhìn chiếc lược ngà ba để lại, lòng tôi càng thêm quyết tâm. Tôi sẽ cố gắng sống và chiến đấu, tiếp bước chân truyền thống cha anh. Tôi sẽ để ba luôn tự hào về cô con gái nhỏ của mình.

 

Bình luận (1)
Phương Thi
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
20 tháng 12 2016 lúc 17:30
Thật đúng như nhà văn I-li-a Ê-ran-bua nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu đồng quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Quả thật, ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” là hình ảnh đẹp của những người nông dân bình thường nhưng giàu lòng yêu nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây (1946-1954). Ông Hai là hình tượng người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp với những tình cảm chân thực và thắm đượm tình yêu quê hương, đất nước.Và từ khi được học tác phẩm “Làng” tôi thường mơ ước được gặp ông để tìm hiểu rõ hơn điều gì đã xảy ra với ông.Điều đó đã thành sự thật cách nay chưa lâu. Tôi không thể quên được giây phút phút đó.Không gian mờ ảo đưa tôi đi.Khi tôi mở mắt ra thì thấy mình ở trong một ngôi làng trung du nhỏ. Cái làng này chỉ có chừng vài mươi nóc nhà. Tôi mơ màng đi trên con đường đất thẳng giữa làng. Tôi thấy, những tốp người đứng ngồi lố nhố cả ở dưới mấy gốc đa sù sì, cành lá rườm rà ken vào nhau, rải xuống mặt đường và bãi cỏ một vùng bóng mát rộng.Tiếng quạt, tiếng thở, tiếng trẻ con khóc, cùng với tiếng cười nói râm ran một góc đường. Dưới chân đồi, những thửa ruộng lúa xanh mượt, uốn quanh co dưới trời nắng, lấp loáng như một khúc sông. Có mấy bóng cò trắng bay dật dờ…. Tôi giật mình.Tôi thấy cảnh này vừa lạ vừa quen.Hình như tôi đã gặp đâu đó rồi thì phải nhưng tôi không nhớ được.Bỗng tôi nhìn thấy ông lão ngồi trong một cái quán gần đấy. Hút thuốc lào, uống chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng như có bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc. Tôi mạnh dạn đi lại gần.Bây giờ tôi mới nhìn rõ đó là ông lão người mảnh khảnh, đầu chít khăn, dáng điệu gọn gàng. Tôi đoán ông độ trên dưới sáu mươi.- Chào ông ? Ông có biết đây là đâu không ? Tôi hỏi.- Cháu không biết mình ở nơi tản cư à! Bố mẹ cháu đâu ?- Cháu không biết tại sao cháu ở đây ? Ông giúp cháu về nhà nhé ?Ông Hai đặt bát nước xuống chõng nói : Thôi cháu theo ông về nhà , để ông báo chính quyền tìm người nhà cho cháu. Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng một tiếng, vươn vai nói to: về nào…Tôi theo ông về nhà.Trên đường đi ông giới thiệu mình là người làng chợ Dầu và mọi người thường gọi tôi là ông Hai Thu.Lúc đó tôi mới nhận ra mình đang nói chuyện với người mình mơ gặp bấy lâu.Tôi đang bâng khuâng không biết điều này thưc hay mơ đây thì đã về tới nhà.Vào nhà ông rót nước và hỏi chuyện tôi.Ông hỏi tôi từ đâu tới, vì sao lạc cha mẹ…Tôi chỉ trả lời ậm ờ cho qua chuyện. Tôi đánh trống lảng hỏi sang chuyện khác :- Cháu nghe nói làng chợ Dầu anh hùng lắm ! Ông có thể kể cho cháu nghe về nó không ?Như bắt được mạch, ông Hai kể trong say sưa . Ông nói chuyện về làng một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động. Ông khoe làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy. Ông khoe làng ông nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh.Đường trong làng toàn lát đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng cuối xóm, bùn không dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm, phơi thóc thì tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất.Dù đã đọc những điều này trong truyện nhưng tôi vẫn cảm thấy xúc động.Tôi nhìn ông Hai say sưa kể tiếp : Kháng chiến bùng nổ ông muốn ở lại làng cùng anh em bộ đội và dân quân kháng chiến .Nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên ông phải cùng gia đình đi tản cư .Ở nơi tản cư ông rất nhớ làng và thường có hay khoe về làng mình .Hôm nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến . Ruột gan ông cứ múa hết cả lên khi nghe được bao nhiêu tin hay - toàn tin quân ta giết được địch. Nói đến đây ông dừng lại,trầm ngâm suy nghĩ.Tôi vội hỏi :- Chuyện gì xảy ra vậy ông ? Sao ông dừng lại không kể tiếp ?Ông Hai nhìn tôi với cặp mắt đầy suy tư- Từ từ chứ ! Chờ ông uống miếng nước đã. Nói xong ông lấy ly nước uống một ngụm.Uống xong ông kể tiếp : Hốm ấy đang trong tâm trạng náo nức thì ông nghe được tin làng chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Lúc đó cổ họng ông nghẹn ắng lại , da mặt tê rân rân. Ông lặng đi ,tưởng như không thở được. Một lúc lâu ông mới dặn è è , nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông hỏi lại về cái tin ấy thì người ta đã khẳng định một cách chắc chắn . Ông vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng về nhà. Nghe ông kể tôi có thể cảm nhận được tâm trang ông lúc đó. Có gì đau đớn, tủi nhục cho ông Hai bằng khi nghe một người đàn bà tản cư từ dưới xuôi lên nói: “Cả làng chúng nó (làng Dầu) việt gian theo Tây”, “Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông à!”, Niềm tự hào bao lâu bỗng chốc tan tành, sụp đổ. Giá không yêu nơi sinh trưởng của mình, ông đâu cảm thấy đau đớn và nhục nhã đến thế. Ông Hai vẫn đang kể :- Về đến nhà , ông nằm vật ra giường nhìn lũ con mà thấy tủi thân , nước mắt ông cứ ràn ra . Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Ông ngờ ngợ chả nhẽ bọn ở làng lại đốn đến thế ư rồi ông tự kiểm điểm trong óc thấy họ đều là những người có tinh thần yêu nước , yêu kháng chiến chẳng nhẽ lại đi làm cái điều nhục nhã ấy ? Nhưng không có lửa làm sao có khói . Ông cảm thấy tủi nhục. Chiều hôm ấy vợ ông về cũng có vẻ khác . Trong nhà có cái sự im lặng thật là khó chịu. Mãi đến khuya vợ ông mới hỏi ông về cái tin ấy. Ông im lặng rồi gắt lên vậy là bà ấy im bặt. Ba bốn ngày hôm sau ông không dám bước chân ra ngoài chỉ ở trong gian nhà trật trội để nghe ngóng tin tức. Lúc nào ông cũng nơm nớp lo sợ , hễ nghe đến chuyện ấy là ông lại giật mình. Ông căm ghét bọn phản bội làng, phản bội Tổ quốc. Nỗi đau đớn và nhục nhã và lo sợ của ông lên tới cao độ khi nghe tin nhân dân địa phương có người làng Dầu tản cư đến là họ tẩy chay dân làng ông, “đến đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi”, ngay mụ chủ nhà cũng đã đuổi khéo vợ chồng, con cái ông ra khỏi nhà. Trước tình cảnh ấy, ông bế tắc nhưng ông nhất định không chịu trở về làng: “Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Cũng không thể đi đâu, ở đâu, người ta cũng đuổi người làng chợ Dầu của ông.Trong tâm trạng đau đớn tủi hờn , ông tâm sự với thằng con út. Sau khi tâm sự xong, nỗi khổ của ông với đi phần nào .Tôi lặng đi trong xúc động.Thật thương cho ông Hai. Không hiểu sao nước mắt đã nhòe trên mặt tôi .Ông Hai lấy tay quệt nước mắt cho tôi cười nói : Coi cháu kìa ! Mau nước mắt quá ! Nghe ông nói tôi chỉ biết cười ngượng.Vội hỏi cho đỡ ngượng :- Vậy tin làng chơ dầu theo tây được cải chính khi nào ?Nghe tôi hỏi ông Hai ngẩn người ra .Tôi biết mình đã lỡ lời.Nhưng một thoáng im lặng trôi qua, ông nói với giọng xúc động :- Một hôm khoảng ba giờ chiều, có người đàn ông đến nhà ông chơi . Ông ấy rủ ông đi theo ông ấy, đến sẩm tối ông mới về . Lúc ây ông rất vui .Đến bực cửa ông đã bô bô khoe rằng Tây nó đốt nhà mình rồi, ông chủ tịch làng ông vừa mới lên cải chính, ông ấy cho biết cái tin làng ông theo Tây làm Việt gian là sai. Nỗi vui mừng của ông thật vô bờ bến. Ông hào phóng mua quà cho các con, ông muốn san sẻ niềm vui sướng ấy cho mọi người trong đó có cả mụ chủ nhà từng gieo cho ông nhiều nỗi bực dọc, căm tức.Cứ thế ông lật đật đi khoe khắp nơi, tối hôm ấy ông còn sang gian bác Thứ nói chuyện về làng của mình.Nói xong ông đưa tay quyệt nước mắt đã rơi khi nhắc đến kỉ niệm đó.Tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé khi nghĩ đến ông. Ông Hai đã gắn tình yêu đắm say làng mạc của mình với tình yêu đất nước.Điề này làm nên con người vĩ đại trong ông.Cũng chính vì thế mà làng Dầu của ông có như thế nào đi nữa, ông vẫn một lòng, một dạ ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ.Đang trầm ngâm với suy nghĩ của mình tôi nghe tiếng gọi- Ông Hai ơi ngoài ủy ban có tin về làng chợ Dầu kìa ?Nghe tiếng gọi ông Hai nhanh chóng bảo tôi nghỉ ngơi còn ông sẽ chay ra ủy ban báo cáo về trường hợp của tôi.Nhìn dáng tất bật của ông mà tôi trào dâng niềm yêu thương.Reng ! Reng ! Tiếng chuông báo thức vang lên. Giờ tôi mới nhận ra minh đã có một giấc mơ thật đẹp. Ông Hai đã giúp hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược :Yêu làng,yêu nước và gắn bó với kháng chiến.Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
Bình luận (2)
Tạ Ngọc Diễm
Xem chi tiết
Trần Vạn Nguyên
28 tháng 12 2023 lúc 9:09

Bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà" là một cô bé có tính cách mạnh mẽ, bướng bỉnh.Bé không nhận cha vì cha đã bỏ rơi mẹ con bé khi bé còn nhỏ.Khi gặp lại cha, bé Thu không gọi cha mà gọi là "người ta".Bé còn hất miếng trứng cá mà cha gắp cho bé.Tuy nhiên, khi nghe bà ngoại kể về những ngày cha bé đi kháng chiến, bé Thu đã thay đổi thái độ.Bé ôm chặt lấy cha và khóc.

Bé Đan trong truyện "Người con gái Nam Xương" là một cô bé có tính cách dịu dàng, hiền lành.Bé rất yêu thương cha mẹ.Khi cha mẹ mất, bé Đan đã sống một cuộc sống nghèo khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp.

Nếu bé Thu và bé Đan gặp nhau, chắc chắn hai bé sẽ trở thành bạn bè.Bé Thu sẽ học được từ bé Đan sự dịu dàng, hiền lành.Bé Đan sẽ học được từ bé Thu sự mạnh mẽ, bướng bỉnh.Hai bé sẽ cùng nhau chia sẻ những câu chuyện về gia đình và cuộc sống.

Bình luận (0)
lequang tuan
28 tháng 12 2023 lúc 9:14

Bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà" là một cô bé có tính cách mạnh mẽ, bướng bỉnh.Bé không nhận cha vì cha đã bỏ rơi mẹ con bé khi bé còn nhỏ.Khi gặp lại cha, bé Thu không gọi cha mà gọi là "người ta".Bé còn hất miếng trứng cá mà cha gắp cho bé.Tuy nhiên, khi nghe bà ngoại kể về những ngày cha bé đi kháng chiến, bé Thu đã thay đổi thái độ.Bé ôm chặt lấy cha và khóc.

Bé Đan trong truyện "Người con gái Nam Xương" là một cô bé có tính cách dịu dàng, hiền lành.Bé rất yêu thương cha mẹ.Khi cha mẹ mất, bé Đan đã sống một cuộc sống nghèo khổ nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp.

Nếu bé Thu và bé Đan gặp nhau, chắc chắn hai bé sẽ trở thành bạn bè.Bé Thu sẽ học được từ bé Đan sự dịu dàng, hiền lành.Bé Đan sẽ học được từ bé Thu sự mạnh mẽ, bướng bỉnh.Hai bé sẽ cùng nhau chia sẻ những câu chuyện về gia đình và cuộc sống.

Bình luận (0)
Tạ Ngọc Diễm
28 tháng 12 2023 lúc 9:33

nhưng mà mk cần tình huống gặp gỡ cơ

Bình luận (0)
Quỳnh Như Ng
Xem chi tiết
Vũ Tất Thành
26 tháng 12 2023 lúc 21:26

(Xin lỗi bạn nha mình cop trên mạng xuống bạn có thể tham khảo)

Mở bài :

Giới thiệu về bản thân mình.Là ông Ba - bạn thân của ông Sáu và cũng là người chứng kiến được tình cảm cha con cao đẹp nhưng đầy éo le của ông Sáu và bé Thu,

Thân bài

Giới thiệu về bạn thân của mình,ông Sáu : là người đồng đội tốt,nhiệt huyết và cũng là người cha hết lòng yêu thương đứa con gái của mình

 Kể về hoàn cảnh éo le của hai cha con ông Sáu và bé Thu

+ Những tình cảm của ông Sáu thẻ hiện tình yêu của mình với bé Thu mà bản thân (ông Ba đã chứng kiến) 

+ Từng cử chỉ,hành động yêu thương của ông Sáu đối với con gái của mình 

- xuồng chưa kịp cập bến, anh đã nhảy tót lên bờ

+ anh nóng lòng kêu to tên con, giọng run lặp bặp

Đó là tình cha đối với con đã nhiều ngày chưa gặp mặt ,muốn vỗ về con,gần gủi con,cho con cảm nhận tính yêu của ông

 + Những sự việc xảy ra trước khi Bé Thu chèo xuống bỏ ra nhà bà ngoại

+ Tả chi tiết vẻ mặt và nét mặt của ông Sáu và bé Thu

+ Suy nghĩ của bản thân về tình cha con của hai người 

+ buồn thay cho người bạn,cũng có chút không hiểu được bé Thu sao lại cứng đầu đến thế

+ Bé Thu dãy nãy,không chịu ăn trứng cá mà ông Sáu gắp cho 

+ Ông Sáu tức quá ,đánh bé Thu (bản thân không kịp can ngân ) 

Khiến cho bé Thu bỏ về nhà bà ngoại 

+ Thầm tiếc cho người bạn của mình,vì sắp phải xa con mà bé Thu vẫn chưa một lần gọi ba 

...

. Kết bài :

Nỗi lo lắng và cũng là khâm phục ông Sáu có tình yêu thương con tha thiết, sâu sắc.Cái tình cha vĩ đại trước sự cứng đầu của bé Thu

Hi vọng bé thu sớm hiểu ra,và chịu gặp mặt anh Sáu .gọi anh Sáu là ba

+ Tình cảm thiêng liêng của hai cha con

Bình luận (0)
06 - Trần Nguyễn Gia Bảo
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Thái Khánh
25 tháng 12 2021 lúc 21:57

 Truyện ngắn Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu. Truyện xoay quanh những thay đổi trong tâm trạng của nhân vật ông Sáu và bé Thu. Sau bao năm chiến đấu xa nhà, ông Sáu trở về nhà tron sự háo hức gặp lại đứa con gái bé bỏng. Nhưng sự háo hức đó bỗng chốc trở thanh hụt hẫng bởi sự sợ hãi của con, một vết cứa sâu trong tâm hồn người cha. Những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông cố gắng vỗ về, dỗ dành và gần gũi con nhưng càng vỗ về nó thì nó càng đẩy ra. Mong được nghe một tiếng "ba" mà con chẳng bao giờ chịu gọi, và không kìm được, ông đã đánh con. Cái đánh là sự bất lực về thái độ ương bướng của con nhưng nó cũng là sự khao khát tinh yêu từ người con bởi thời gian bên con của ông chẳng thể kéo dài. Ngày ra đi đã đến, người cha chỉ dám đứng nhìn con từ xa với ánh mắt yêu thương trìu mến. Bỗng tiếng thét của Thu: ”Ba…a…a” đã xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan lòng người lính sắp đi xa. Nó chạy lại ôm chặt và hôn khắp người cha. Bao tình cảm kìm nén, bao mong mỏi được gặp cha trong nó giờ đây như tuôn trào, nó khao khát được gọi tiếng cha và được đôi bàn tay cha vỗ về. Ấn tượng hằn sâu trong tâm trí nó về người cha tlà bức ảnh cũ kĩ nó luôn nâng niu, trân trọng. Vậy mà chỉ vì vết thẹo trên má đã khiến nó nghi ngờ về cha, trong lòng nó giờ đây là yêu thương, ân hận, day dứt và cả những tiếc nuôi về quãng thời gian ngắn ngủi vừa qua. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Câu chuyện đã để lại trong lòng người sự nỗi xúc động về tình cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.

Bình luận (0)
Thiên Lâm Hứa
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Cường
29 tháng 12 2021 lúc 13:46

thay các từ Bé Thu thành từ Tôi

Bình luận (0)
hồ thị yến
Xem chi tiết
 Phạm Trà Giang
11 tháng 12 2018 lúc 12:25

Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng khi ông Sáu về thăm nhà.

Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha:

Gặp cha sau tám năm xa cách trước sự vồ vập của cha, bé Thu tỏ ra ngờ vực và hoảng sợ con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn mình như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má”. Đó là cuộc gặp gỡ ngoài ý muốn của Thu bởi em chờ đợi một hình ảnh khác hình ảnh người cha giống hệt tấm hình chụp chung với má.

Ba ngày phép của cha, Thu tỏ ra rất lạnh nhạt. Tình cảm của em đối với cha ngày càng xấu đi. Từ chỗ em chỉ gọi trống không với cha: “Vô ăn cơm”, “Cơm chín rồi!”. “Con nói rồi mà người ta không nghe”, hoặc “Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái” đến chỗ em không chấp nhận sự chăm sóc của cha. Khi ông Sáu gắp một cái trứng cá bỏ vào bát cơm: “Nó liền lấy đũa xoi vào chén để rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm” và cao hơn là nó đã bỏ đi: “Nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dậy lòi tói khua rổn rang, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông, nó sang nhà ngoại”.

Sự phản ứng của Thu càng ngày càng quyết liệt, từ chỗ ngấm ngầm đến chỗ rõ ràng, mạnh mẽ chứng tỏ đây là cô bé ngang ngạnh, bướng bỉnh. Sự ngang ngạnh của em hoàn toàn “có lí” và không đáng trách vì em đâu có biết vết sẹo trên mặt ba là do chiến tranh, em đâu có biết người đàn ông có “Vết thẹo dài bên má phải”, “đỏ ửng”, “giần giật, trông rất dễ sợ” kia lại là người mà em trông đợi bấy lâu. Sự phản ứng của em chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu cha sâu sắc. Tình yêu ấy đã khắc ghi trong trái tim ngây thơ ấy kiêu hãnh nên em không chấp nhận người đàn ông có sẹo là cha.

Chi tiết vết sẹo là một chi tiết đắt giá. Nó có giá trị lớn trong việc xây dựng tình huống, bộc lộ tình cảm cha con đồng thời có giá trị tố cáo lớn. Chiến tranh đã làm con người bị biến dạng, chiến tranh đã làm cho con không nhận ra cha, chiến tranh len lỏi tàn phá từng gia đình, tàn phá, huỷ diệt mọi lĩnh vực để đến nỗi con không nhận ra cha.

Thái độ, hành động của Thu khi nhận ra cha:

Trong buổi sáng cuối cùng trước khi chia tay, thái độ của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn: Thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

Ba...a...a...ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “Ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó. “Nó nhảy thót lên ôm lấy cổ ba nó. Nó hôn tóc, hôn vai, hôn cổ, hôn cả vết thẹo dài bên má ba nó. Hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghe hai tay không giữ được ba nên nó dạng cả hai chân câu chặt lấy ba, đôi vai của nó run run” chi tiết sinh động đầy kịch tính diễn tả thành công sự bùng nổ mạnh mẽ, sự đột phá dữ dội của tình cảm, bao nhiêu yêu thương mong đợi dồn nén giờ đây oà vỡ, những giọt nước mắt yêu thương xen lẫn sự hối hận và hành động ôm hôn ba của Thu.

Tính cách nhân vật bé Thu:

Tình cảm mạnh mẽ sâu sắc nhưng cũng rất dứt khoát, rạch ròi. Có nét cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh nhưng vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả.

Cách miêu tả diễn biến tâm lí thành công: Từ chỗ Thu ngạc nhiên hoảng sợ đến lạnh lùng, cuối cùng là sự bùng nổ những yêu thương do bị dồn nén. Thể hiện được điều đó chứng tỏ tác giả am hiểu tâm lí trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.


 

Bình luận (0)
xKrakenYT
11 tháng 12 2018 lúc 12:17

Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén, là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc. Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm, đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng Ba, hay khi hất cái trứng mà anh Sáu cho xuống, cuối cùng khi anh Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu, nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé, dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh, dù là bị dồn vào thế bí, dù là bị anh Sáu đánh, bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ. Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi thái quá, song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người “cha chụp chung trong bức ảnh với má”. Người cha ấy, không giống anh Sáu, không phải bởi thời gian đã làm anh Sáu già đi mà do cái thẹo trên má. Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm hiến dạng khuôn mặt anh Sáu. Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thế biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sĩ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiều sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô giao liên giải phỏng sau này.

Nhưng xét cho cùng, cô bé ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lí của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy. Khi bị ba đánh, bé Thu “cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm” Có cảm giác bé Thu sợ anh Sáu sẽ nhìn thấy những giọt nước mắt trong chính tâm tư của mình? Hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi? Lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rang, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”. Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý. Có lẽ cô bé muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy ra vỗ về, dỗ dành. Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi, già giặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về. Trong khi “Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không chịu về”, cái cá tính cố chấp một cách trẻ con của bé Thu được tác giả khắc họa vừa gần gũi, vừa tinh tế.

Ở đoạn cuối, khi mà bé Thu nhận ra cha, thật khó để phủ nhận bé Thu là đứa bé giàu tình cảm. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình, dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó, cưng nựng nó, săn sóc, chăm lo cho nó, làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống. Nó gần như chưa có chút ấn tượng nào về cha, song chắc không ít lần nó đã tự tưởng tượng hình ảnh người cha nó tài giỏi nhường nào, cao lớn nhường nào, có vòng tay rộng để ôm nó vào lòng ra sao? Tình cảm mãnh liệt trong nó ngăn không cho nó nhận một người đàn ông lạ kia làm bố. Khi đến ngày anh Sáu phải đi, con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây quanh ba nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình, nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở đấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó”. Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi, có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng. Nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên Ba..., vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Tiếng kêu Ba từ sâu thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó như thể nó là đứa trẻ mới bi bô tập nói, tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần. Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó. Ngòi bút nhà văn khẳng định một nhân vật giàu tình cảm, có cá tính mạnh mẽ, kiên quyết nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ: Nhân vật bé Thu.

Bình luận (0)
Nguyễn Yến Vy
Xem chi tiết
Minh Thành Phạm
19 tháng 12 2016 lúc 19:32

MB: Tự giới thiệu

Tôi tên là Thu, là người con của miền sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay tôi đang làm công tác giao liên ở vùng Đồng Tháp Mười. Cha tôi là một người lính đã anh dũng hi sinh trong một trận chiến đấu vô cùng ác liệt. Thật tình cờ tôi được gặp lại bác Ba, người đồng đội thân thiết với cha tôi, và được bác trao lại cho kỉ vật thiêng liêng mà trước khi nhắm mắt, ba tôi đã trăng trối đưa cho người bạn ấy.

TB:

Ý 1: Hồi tưởng về quá khứ

Mỗi lần mang cây lược ra để chải mái tóc, tôi thường ngắm nghía rất lâu, như vẫn còn đó bóng hình và bàn tay ấm áp của người cha thân yêu. Bao kỉ niệm về cha tôi lại ùa về. Những kỉ niệm về lần cuối cùng ba về phép thăm nhăm năm tôi lên 8 tuổi. Không hiểu tại sao lúc đó tôi lại lảng tránh sợ hãi ba vì vết sẹo lớn trên mặt trông thật dễ sợ, đặc biệt là tôi kiên quyết không chịu nhận ba là bởi vì trông ba không giống với tấm hình chụp chung với má. Những ý nghĩ của một đứa trẻ thơ đã khiến tôi mất cơ hội được gần gũi nhiều hơn bên người cha kính yêu của mình. Thậm chí trong mấy ngày phép ấy, tôi còn có những cư xử có phần hỗn láo, giận dỗi khi bị ba đánh, bỏ nhà về bà ngoại. Đêm hôm đó, tôi không sao ngủ được bởi khi được nghe ngoại giải thích về vết sẹo trên mặt ba. Lúc ấy tôi tự trách bản thân minh, muốn được xin lỗi ba và cảm thấy căm giận thằng Mĩ. Phải chăng vì cá tính bướng bỉnh của mình nên giờ đây mỗi khi nghĩ về ba lòng tôi lại thấy xót xa vô cùng. Ánh mắt yêu thương và vong tay ôm chặt của ba trong buổi sáng chia tay để ba quay trở lại đơn vị. Chuyện tôi đòi ba về mua cho tôi một cây lược....

Ý 2: Hiện tại

Chia tay bác Ba, tôi trở về thăm má, kể cho má nghe về kỉ vật mà cha tôi đã để lại cho cô con gái bé bỏng. Khi nghe tôi kẻ lại giây phút hấp hối mà ba vẫn chỉ có một tâm niệm sâu sắc nhất là nhờ bác Ba mang cây lược ngà do chính đôi bàn tay và tình yêu thương ba trao gửi dòng chữ: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba", cả hai má con không thể cầm được những giọt nước mắt. Tôi tự hứa với lòng mình sẽ quyết tâm thực hiện thật tốt nhiệm vụ của một người giao liên để tiếp bước con đường đang dang dở của cha.

KB:

Khẳng định tình cảm của bé Thu luôn dành cho người cha kính yêu của mình.

Cây lược ngà luôn được tôi mang theo như ba vẫn luôn bên tôi; đó là một kỉ vật vô cùng thiêng liêng đối với tôi, con của một người lính đã hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bộc lộ niềm mong ước và lời tự hứa của cô giao liên dũng cảm, để cho cha ở nơi xa được mỉm cười và tự hào về cô con gái bé bỏng năm xưa.

Bình luận (0)
PNH DEVIL
29 tháng 6 2017 lúc 13:43

len mang ma paste ve

Bình luận (0)
Thảo Phương
1 tháng 1 2020 lúc 18:17

Thời gian nghỉ phép ngắn ngủi. Cuộc chuyển giao lực lượng giữa hai miền đang diễn ra. Ba chưa biết sẽ ở lại hay phải tập kết ra Bắc nên phải trở về đơn vị để kịp nhận lệnh. Thế là đã đến lúc phải đi rồi, mọi người phải xúm lại vỗ về. Lúc tụt xuống tôi còn cố hôn ba thêm cái nữa và dặn ba nhớ mua cho tôi cái lược. Ba ôm hôn tôi thật lâu và hứa sẽ trở về với một cây lược thật đẹp.

Sau đó ba trở lại miền Đông. Ba là cán bộ đoàn thể nên không đi tập kết mà ở lại tiếp tục bám sát cơ sở. Sau hiệp định, quân Mỹ lật lọng phản ước. Chúng tăng cường lực lượng ở miền Nam với âm mưu kéo dài cuộc chiến tranh. Từ đó, tôi cũng không nhận được tin gì của ba.

Mấy năm sau, một buổi chiều, có người nói với má rằng ba tôi đã hy sinh. Cái tin dữ đó khiến tôi rụng rời chân tay và khóc thật nhiều. Má cũng khóc thật nhiều. Má cố giấu tôi chuyện đó nhưng tôi đã nghe được rồi. Người ta nói trong một trận càn ác liệt, ba tôi bị một viên đạn bắn xuyên qua ngực. Ba đã chiến đấu anh dũng cho đến hơi thở cuối cùng. Đồng đội đã bí mật chôn cất ba ở trong rừng. Ba đã để lại cho tôi một chiếc lược ngà, chiếc lược nhỏ xinh, răng lược đều tăm tắm khác dòng chữ nhỏ: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba".

Tới tận bây giờ, khi áp chiếc lược vào lòng tôi thầm hứa sẽ sống xứng đáng với ba, với má, với Tổ quốc thiêng liêng. Quân giặc hung bạo, cuộc chiến có thể kéo dài. Bom đạn có thể ngăn cách tôi với ba nhưng không thể nào giết chết được tình yêu ba và lòng yêu nước trong tôi.



Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
mạnh
Xem chi tiết
nthv_.
3 tháng 12 2021 lúc 15:05

Bạn tham khảo đoạn này nhé!

Tôi là Thu, sinh ra và lớn ở vùng sông nước Nam Bộ. Vào những kháng chiến chống Mỹ ác liệt, cả Miền Nam cùng sống và chiến đấu rất anh hùng. Tôi làm công tác giao liên, chuyên đưa đón cán bộ về nơi tập kết an toàn. Vào một ngày làm công tác giao liên, tôi tình cờ gặp lại Bác Ba, một người đồng đội của Ba tôi. Chưa kịp hỏi han tin tức về Ba, Tôi đã nhận được chiếc lược ngà, món quà ba đã tự tay làm cho Tôi. Nhìn chiếc lược, lòng tôi bồi hồi cảm xúc về Ba, người mà tôi ngày đêm mong nhớ. Hình ảnh về lần gặp ba nhiều năm về trước chợt hiện về trong kí ức của tôi.

Cũng giống như bao đứa trẻ thời chiến lúc bấy giờ, chúng tôi lớn lên với mẹ. Đàn ông bây giờ đều trực tiếp tham gia chiến đấu, đánh trả quân đội Mỹ xâm lược. Khi tôi được 1 tuổi, ba tôi theo mệnh lệnh của Tổ Quốc lên đường chiến đấu. Tôi hầu như không có bất cứ hình ảnh hay hoài niệm nào về Ba.

Thế nhưng mẹ tôi vẫn ngày đêm kể cho tôi về ba, người đàn ông mà mẹ và rất nhiều người xung quanh tự hào. Ba tôi là một người anh hùng, một chiến sĩ dũng cảm nơi đầu trận tuyến. Trong trí óc non nớt của mình, tôi đã vẽ ra hình ảnh của ba là người rất đẹp, khuôn mặt ba hiền lành, ba luôn nở nụ cười ấm áp với tôi.

Năm tháng cứ thế trôi đi, hình ảnh và nỗi nhớ ba cứ lớn dần lên trong tôi. Vào một ngày đang chơi ngoài sân, tôi chợt bị một tiếng kêu làm chú ý:

- Thu, con!

Tôi quanh lưng lại, thấy một người đàn ông da đen, rắn rỏi, nhưng khuôn mặt lại có một vết sẹo dài đỏ rất lớn. Tôi hoảng sợ, chạy lại ôm mẹ, không dám nhìn. Trong đầu tôi lúc này hiện lên nhiều câu hỏi: “ Đây là ai? Sao lại gọi mình là con? Ba của mình đây sao? Không phải? Khuôn mặt ba đâu như vậy? Ba không giống như mình nghĩ? Nhất định đây không phải là ba?”

Điều làm tôi bất ngờ là má tôi lại ôm chầm người đàn ông này và tỏ ra vô cùng thân thiết. Ông ta ở lại nhà tôi vài ngày, ông đều tìm cách làm thân với tôi nhưng tôi đều đẩy ông ra. Tôi không gọi ông ta là Ba, chỉ nói trổng:

- Vào ăn cơm

- Cơm chín rồi

Dù bị Má dọa đánh nhiều lần, hay người đàn ông đó có lại gần hay làm thân với tôi thế nào, tôi cũng không gọi tiếng Ba. Đối với tôi lúc này, đây là người đàn ông hoàn toàn xa lạ, không phải là Ba như tôi đã tưởng tượng ra bấy lâu nay.

Bữa ăn hôm đó, Ông ta gắp cho tôi một miếng trứng cá to vàng cho vào chén của tôi. Sẵn dịp không thích, tôi dùng chiếc của cả xoi vào chén, rồi bất thần hất trái trứng ra, văng tung tóe cả cơm ra ngoài. Có lẽ lúc này cơn nóng giận nhiều ngày đã lên tới đỉnh điểm, ông ta đã đánh vào mông tôi và hét lên:

- Sao mày cứng đầu quá vậy hả?

Bị đánh đau là thế, nhưng tôi không hề khóc lóc hay đạp đổ cả mâm cơm cho bõ tức. Tôi gắp miếng cá cho vào chén, đứng dậy rồi bước ra khỏi mâm cơm. Tôi xuống xuồng, mở lòi tói, khua rổn rảng, khua thật to, rồi bơi sang sông. Tôi sang nhà bà ngoại ở vì tôi không muốn nhìn thấy ông ta.

Trong bụng tôi nghĩ, chỉ hết đêm nay ông ta sẽ không còn ở đây nữa, tôi sẽ không phải nhìn thấy ông ta nữa. Đêm nằm bên ngoại, tôi nghe ngoại hỏi tại sao lại xa cách cha đến vậy. Tôi nói là vì vết sẹo đỏ trên mặt, ba tôi không có vết sẹo đó, còn người đàn ông này lại có. Tôi sợ vết sẹo đó, vì thế tôi nghĩ đó không phải là ba của tôi.

Bình luận (1)